Thái Bình sẽ quyết tâm, nỗ lực tìm các giải pháp để phát triển kinh tế toàn diện, chuyển một phần không nhỏ đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác nhưng vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 đạt bình quân 3,5 %/năm.
Dự phiên chính thức hội thảo sáng ngày 8/1:
Đại biểu tỉnh Thái Bình có sự hiện diện của ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình; ông Nguyễn Tiến thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình; ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình.
Đại biểu các tổ chức Quốc tế gồm đại diện PAO; đại diện Ngân hàng Thế giới World Bank; đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ; đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV cùng sự có mặt của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, xây dựng. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của đại biểu các tỉnh bạn. Đại diện doanh nghiệp có ông Trần Ngọc Báo, Anh hùng Lao động thời đại mới, Chủ tịch Tập đoàn Thaibinh Seed, cùng một số đơn vị khác.
Tại hội thảo, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn phát biểu bàn luận về mục tiêu đưa nông thôn Việt Nam hướng đến mô hình Nông nghiệp Sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân Thông minh. Nước ta từng là một trong những nước ngèo nhất những năm 80, đầu thập niên 90 với 60 dân số sống dưới mức đói nghèo . Nhờ quyết sách, Việt Nam cơ bản đã thoát nghèo, gia nhập WTO năm 2017 và 17 Hiệp định thương mại tự do. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực thế giới, xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo/năm, gần 10 tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và là nơi xuất khẩu gạo thứ ba thế giới. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nền tảng vững chắc bảo vệ đất nước mỗi lúc gặp khó khăn. Ta đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất cho đến khủng hoảng kinh tế Đông Á, khủng hoảng tài chính thế giới năm 2010 hay đại dịch Covid-19 hiện nay. Bởi vậy, nông thôn là nơi “trở về” an toàn, bảo đảm sinh kế cho lao động.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, nông dân nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như tài nguyên thiên nhiên suy giảm, lo ngại về chất lượng, phát thải nhà kính tăng. Đặc biệt, đầu ra nông sản là bài toán chưa có lời giải. Để chuyển mình, ngành nông nghiệp không thể đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành của các bộ ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Bàn về nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản, Chuyên gia – Tiến sĩ Sugiyama giới thiệu phương pháp canh tác tự nhiên của nhà triết lí nông nghiệp Fukuoka từ năm 1937. Ông được quốc tế công nhận là nhà tiên phong của nông nghiệp hữu cơ, là khởi nguồn cho ngành này tại Nhật Bản. Triết lí của Fukuoka hay còn gọi là Yuki Noggo áp dụng các nguyên tắc tự nhiên, tránh sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất, thúc đẩy mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe. Qua từng năm, nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản đặt ra từng mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu, chẳng hạn như nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa ba bên nông dân, người dùng, nhà sản xuất; giảm lượng hóa chất, phụ gia thực phẩm…
Chính phủ Nhật Bản đưa ra các trợ cấp kinh tế cho nông dân, hỗ trợ lấy giấy chứng nhận cho doanh nghiệp đạt chuẩn. Đặt tham vọng lớn trong giai đoạn năm 2020-2050, Nhật Bản quyết tâm đưa mức phát thải nông nghiệp về không; giảm hóa chất, mở rộng diện tích canh tác, cam kết chỉ nhập khẩu nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên bền vững và duy trì hạt giống ưu việt.
Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nền nông nghiệp Thái Bình vươn lên tầm cao mới, ông Chu Po Jung – diễn giả Đài Loan chia sẻ ý tưởng xây dựng vùng nông nghiệp sản xuất tinh dầu mang thương hiệu riêng của tỉnh. Theo ông, Thái Bình sở hữu nhiều lợi thế với đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên, nước phong phú, khí hậu thuận lợi và nguồn lao động dồi dào. Tất cả những yếu tố trên đảm bảo điều kiện Thái Bình phát triển hôm nay và tương lai. Tuy nhiên, tập quán canh tác toàn tỉnh còn cố hữu, khoa học công nghệ chưa đóng vai trò chủ đạo, sản phẩm chưa có thương hiệu. Nhìn chung, nền nông nghiệp Thái Bình dừng ở mức cơ bản chưa có khác biệt để trở nên thu hút.
Ông Chu nhận định, Thái Bình phù hợp với mô hình phát triển tinh dầu bền vững. Thị trưởng tinh dầu toàn cầu đạt 18,5 tỷ USD năm 2020 và dự kiến tăng trưởng 7,4% từ năm 2021 đến năm 2028. Nhu cầu thị trường tăng cao đối với ngành y tế, trị liệu,… Hơn nữa, người dùng ngày càng ưa chuộng sản phẩm nguồn gốc hữu cơ và lợi ích sức khỏe của những sản phẩm như vậy đã được khẳng định theo thời gian. Giải pháp được đưa ra là phát triển vùng nguyên liệu sản xuất tinh dầu, kết hợp du lịch và sản xuất. Để thực hiện, toàn tỉnh cần mở rộng quy mô trồng trọt các cây dùng hiện có làm nguyên liệu tinh dầu, các khu nguyên liệu chuyên biệt… Khai thác sản phẩm gồm mỹ phẩm, nước hoa, sản xuất bột giặt, xà phòng. Đặc biệt, Thái Bình nên phân loại các loại cây hoa lá cỏ theo chủ đề, theo vùng, theo mùa hấp dẫn khách du lịch đến với du lịch trước tiên và trải nghiệm sản phẩm tinh dầu. Sở dĩ đề xuất mô hình này, ông Chu chỉ ra kinh tế tinh dầu không cần đầu tư lớn hay cơ sở vật chất quá hiện đại, lại phù hợp với khí hậu mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, chi phí lao động phù hợp. Vì nhiều lẽ trên, tinh dầu sẽ mang lại cho Thái Bình một bộ mặt nông nghiệp hoàn toàn mới.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯƠNG LAI THÔNG MINH NHẬT VIỆT
JAPAN VIETNAM SMART FUTURE JOINT STOCK COMPANY (JVSF)
Website: www.jvsf.vn – Email: info@jvsf.vn
Trụ sở chính: Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam Điện thoại : 027 23 89 88 38
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: SH06-SH07, Tòa nhà Opal, Saigon Pearl, số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0945 30 60 68
Chi nhánh Hà Nội: Số 33 ngõ 71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 0946 17 37 68