Đất bị thoái hóa và bạc màu hình thành từ sản phẩm phong hóa đá granit và các loại đá cát. Là những loại đá giàu silic, nghèo khoáng vật chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, khi phong hoá cho ra đất có thành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Nhóm đất này có tổng diện tích là 3.122.700 ha, chiếm 9,82% diện tích đất tự nhiên cả nước.
Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay tình trạng cây trồng còi cọc, phát triển chậm hay thậm chí đất bị bỏ hoang do bạc màu, thoái hóa diễn ra rất nhiều.
Đa phần các nguyên nhân dẫn đến đất bị bạc màu đều do con người tác động lên. Các nguyên nhân chính dẫn đến đất kém chất lượng trong nông nghiệp như:
- Trồng độc canh: Khi một cây trồng có giá thì bắt đầu người dân ô ạt thay nhau trồng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Trồng độc canh rất dễ thấy ở những vùng chuyên trồng cây công nghiệp.
- Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người: Như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm.
- Chặt đốt rừng làm nương rẫy: Thường ở các vùng sâu, dân tộc thiểu số nhiều, họ chặt phá rừng làm đất canh tác. Nhưng lại không có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi cho đất khi trời mưa. Dẫn đến đất canh tác ngày càng mỏng, chất dinh dưỡng ngày càng ít trở thành đất bị bạc màu.
- Lạm dụng phân bón hóa học: Đất bị tồn dư chất hóa học cây trồng chưa hấp thu kịp, lượng chất dư thừa làm cho đất bị acid hóa, dẫn đến tình trạng đất bị chua, đất trồng bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây trồng phát triển còi cọc, năng suất kém.
- Đất bị nhiễm mặn do việc sử dụng phân bón không đúng cách: Ở một số vùng, người dân thường sử dụng phân cá ủ chưa qua xử lý cho rau. Loại phân này chứa hàm lượng natri cao. Khi cho vào đất sẽ làm phá vỡ cấu trúc của đất, làm cho đất không thoát nước được.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá nhiều: Khiến môi trường đất ngày càng ô nhiễm, đất bị bạc màu và không có chất dinh dưỡng.
Cải tạo đất bị bạc màu giúp nông dân có thể canh tác tiếp mà không bỏ phí đi mảnh đất đó.
Dưới đây là 1 số biện pháp để cải tạo đất đã bị mất đi chất dinh dưỡng.
- Bón vôi: Giúp ngăn chặn sự suy thoái của đất; Khử được tác hại của mặn; Ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và Phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ. Tuy nhiên việc bón vôi sẽ gây tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi; các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi ; Khi bón vôi không nên trộn chung với bất kỳ lọai phân gì.
- Che phủ đất: Giúp hạn chế sự thoát hơi nước của đất, giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và giữ ấm cho cây trồng. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ra cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính trong thời gian đầu, người sản xuất cần chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho cả 2 loại cây.
- Sử dụng Carbon hữu cơ: Là sản phẩm từ Nhật Bản được sử dụng trong hoạt động cải tạo đất,, khử chua, hạ phèn, tăng độ phì nhiêu. Dùng bằng cách pha với nước và phun xịt giúp dễ dàng thấm vào đất, tăng khả năng hoạt hóa các tồn dư BVTV trong đất. Tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển giúp tăng năng suất cây trồng.
- Biện pháp hữu cơ khác: Thường xuyên chuyển đổi cơ cấu cây trồng và bón lót phân bón hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất. Có thể sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,… Hoặc chất thải nông nghiệp như rơm rạ, than bùn, rác thải sinh hoạt,…
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯƠNG LAI THÔNG MINH NHẬT VIỆT
JAPAN VIETNAM SMART FUTURE JOINT STOCK COMPANY (JVSF)
Website: www.jvsf.vn – Email: info@jvsf.vn
Trụ sở chính: Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam Điện thoại : 027 23 89 88 38
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: SH06-SH07, Tòa nhà Opal, Saigon Pearl, số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0945 30 60 68
Chi nhánh Hà Nội: Số 33 ngõ 71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 0946 17 37 68