Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là một trong những đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và phát triển các giống lúa đặc sản hiện có trên thị trường.
Trong vụ hè thu vừa qua, JVSF đã phối hợp với Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện thí nghiệm “Đánh giá tác động của NEMA2 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Lúa”, thí nghiệm sử dụng giống OM 5451 do Viện lai tạo và được thực hiện vào vụ Hè Thu tại huyện Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Với việc ứng dụng công nghệ Carbon hữu cơ trong NEMA2 từ bước làm đất, ngâm giống lúa giúp cho cây con có sức sống mãnh mẽ, có khả năng chống chọi với điều kiện bất lợi từ môi trường cũng như các loài sâu bệnh hại, từ đó năng suất lúa tăng, mang lại vụ mùa bội thu.
Cánh đồng thí nghiệm tại Viện Lúa – Cần Thơ
Mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đều góp phần quan trọng cho thành phần năng suất cuối vụ. Để thấy rõ được sự tác động của Nema2 trong mỗi giai đoạn đó, thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại tương ứng với 2 hình thức canh tác. Các ô đất được bố trí đều nhau để đảm bảo khách quan về nguồn nước, thời tiết cũng như thổ nhưỡng.
Các phương pháp thực hiện
Khác biệt với nghiệm thức đối chứng là bổ sung #Nema2 vào giai đoạn đầu khi làm đất và khi ngâm giống. Sau 2-3 ngày ngâm và ủ lúa giống với dung dịch Nema2, giúp tỷ lệ nảy mầm cao hơn, bộ rễ phát triển nhanh hơn (số lượng và chiều dài). Cây lúa con có những tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển các giai đoạn tiếp theo. Hình ảnh dưới đây về bộ rễ vào giai đoạn sinh trưởng cực đại của cây sẽ cho thấy rõ hơn sự phát triển vượt trội khi dùng Nema2.
Bộ rễ tương ứng với 25NSS, 45NSS, 60NSS và 75NSS
Trong quá trình sinh trưởng cây lúa, Viện lúa sử dụng các giải pháp đo lường khoa học, kết quả cho thấy: tỷ lệ sâu bệnh hại, cháy bìa lá ảnh hưởng đến lúa sử dụng Nema2 ít hơn, chỉ số diệp lục (SPAD) của lá cây dùng Nema2 luôn cao hơn. Đặc biệt có thể thấy rõ khác biệt về chiều dài rễ lúa ở cả 2 hình thức canh tác, Nema2 đều cho bộ rễ khỏe hơn và dài hơn gần 20% so với lúa bình thường.
Biểu đồ đo lường một số chỉ tiêu đánh giá
Do cây có bộ rễ ăn sâu giúp tăng khả năng chống đỡ khi gặp thời tiết bất lợi, kết hợp với độ cứng của thân cây lúa, khiến cho tỷ lệ đổ ngã của khu vực áp dụng Nema2 giảm rõ rệt, giảm gần 50% so với lúa không dùng Nema2, đặc biệt ở mật độ sạ thấp cây gần như không đổ ngã.
Biểu đồ so sánh tình trạng đổ ngã của lúa
Về năng suất, với mật độ sạ thấp theo hình thức canh tác tiên tiến kết hợp Nema2 cho kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu. Với phương thức canh tác truyền thống (phổ biến ở ĐB SCL) thì nghiệm thức T4 có sử dụng Nema2 nhưng giảm lượng phân bón, có năng suất cao hơn 15% so với nghiệm thức T3 không áp dụng Nema2 (nhưng sử dụng nhiều phân bón hơn). Điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế khi ứng dụng Nema2 sẽ tăng lên rất nhiều.
Biểu đồ so sánh năng suất
Thực nghiệm chặt chẽ, khoa học tại Việt lúa, cũng như các thực nghiệm diện trộng trên các cánh đồng hữu cơ tại Quảng Trị, Long An, Kiên Giang… đã tạo những cơ sở dữ liệu và khoa học chắn chắn, khẳng định, Nema2 với thành phần từ nguyên tử Carbon Hữu cơ đã giúp cải tạo đất, hỗ trợ sinh trưởng và phát triển cây lúa trong suốt quá trình, mang lại hiệu quả về sản lượng và hiệu quả kinh tế. Những kết quả này giúp cho các nông hộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long có một giải pháp căn cơ để đạt được vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯƠNG LAI THÔNG MINH NHẬT VIỆT
JAPAN VIETNAM SMART FUTURE JOINT STOCK COMPANY (JVSF)
Website: www.jvsf.vn – Email: info@jvsf.vn
Trụ sở chính: Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam Điện thoại : 027 23 89 88 38
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: SH06-SH07, Tòa nhà Opal, Saigon Pearl, số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0945 30 60 68
Chi nhánh Hà Nội: Số 33 ngõ 71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 0946 17 37 68