Các nội dung chính trong bài viết
ToggleNước cấp phục vụ chăn nuôi Heo (Lợn)
Nước cấp cho nhu cầu uống hàng ngày
Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe…mỗi lứa tuổi khác nhau, có nhu cầu lượng nước khác nhau.
Theo TCVN 3772:1983 về trại nuôi lợn – yêu cầu thiết kế, định mức nước cấp cho hoạt động uống lớn nhất của lợn đã trưởng thành khoảng 10 lít/con/ngày.
Nước cấp cho hoạt động, tắm lợn, rửa chuồng và thiết bị dụng cụ
Theo TCVN 3772:1983 về trại nuôi lợn – yêu cầu thiết kế, định mức nước cấp cho hoạt động tăm lợn, rửa chuồng với lợn thịt là 5 lít/m2.
Lượng nước thải chăn nuôi Heo (Lợn)
Trong các loại chất thải của chăn nuôi, chất thải lỏng là loại chất thải có khối lượng lớn nhất. Đặc biệt khi lượng nước thải tắm, vệ sinh chuồng trại được hòa chung với nước tiểu bài tiết của lợn. Đây cũng là loại chất thải khó quản lý, xử lý cũng như ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nước thải chăn nuôi gồm:
Lượng nước tiểu bài tiết ước tính theo định mức sau:
Nước thải phát sinh tính bằng 80% lượng nước cho lợn uống
Thành phần hóa học trong nước tiểu bài tiết của lợn
TT | Đặc tính | Đơn vị tính | Giá trị |
1 | Vật chất khô | gram/kg | 30,9 – 35,9 |
2 | NH4-N | gram/kg | 0,13 – 0,40 |
3 | Nt | gram/kg | 4,90 – 6,63 |
4 | Tro | gram/kg | 8,5 – 16,3 |
5 | Ure | M mol/l | 123 – 196 |
6 | Carbonates | gram/kg | 0,11 – 0,19 |
7 | PH | 6,77 – 8,19 |
[Nguồn: Trương Thanh Cảnh và CTV (1997-1998). Trích Nguyễn Hà Mỹ (2002)]
Lượng nước thải vệ sinh chuồng trại, tắm cho lợn:
Vì nước vệ sinh chồng trại, tắm cho lợn sẽ bị thất thoát vào chuồng trại và lợn nên nước thải chiếm khoảng 80% nước cấp.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn là Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…những thông số này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính. Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển. Ngoài ra trong nước thải của trang trại chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.
Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một khối lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối, chlorua, SO42-… Các hợp chất hóa học trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy, đặc trưng ô nhiễm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Đặc tính và thành phần nước thải chăn nuôi của dự án chứa nhiều các tạp chất hữu cơ dễ phân hủy thể hiện qua thông số BOD, tổng N, tổng P và các loại vi sinh vật gây bệnh.
TT | Chỉ tiêu ô nhiễm | Đơn vị | Nước thải chăn nuôi chưa xử lý (đầu vào HTXLNT) | QCVN 62- MT:2016/BTNMT cột B |
1 | pH | – | 5,5-7,8 | 5,5-9 |
2 | BOD5 | mg/l | 3.000 | 50 |
3 | COD | mg/l | 4.500 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 4.000 | 100 |
5 | Tổng N | mg/l | 520 | 40 |
Bảng: Chất lượng nước thải chưa qua xử lý
Nguồn bài viết : Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường