Tin tức

CHĂN NUÔI HEO VÀ VẤN NẠN DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF)

Thực trạng Chăn nuôi heo ở Việt Nam

Tiêu thụ thịt heo của Việt Nam dự báo khoảng 3,9 triệu tấn vào năm 2025, tăng 3,3% so với năm trước và đạt 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1% mỗi năm.

heo tieu thu

Tuy nhiên, với tình hình dịch tả châu phi (ASF) đang hoành hành làm nguồn cung khan hiếm, dẫn đến giá heo đang tăng cao khi cung không đủ cầu. Gây ra những khó khăn thách thức rất lớn cho các đơn vị chăn nuôi hiện nay.

Gia heo

Dịch tả heo châu Phi (ASF) là gì?

Bệnh dịch tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra.

Cau truc virus 1.jpg

Hình virus gây dịch tả châu Phi

Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo (lợn) (cả heo (lợn) nhà và heo (lợn) hoang dã), bệnh lây truyền qua các đàn heo (lợn) thông qua việc tiếp xúc với máu và dịch nhầy của heo (lợn) bệnh, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo (lợn) và mọi loại heo (lợn). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Virus gây bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Heo (lợn) khỏi bệnh có khả năng mang virus trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trở nếu để xảy ra bệnh Dịch tả heo (lợn) Châu Phi.

Đặc điểm của virus dịch tả heo châu Phi?

Virus dịch tả heo (lợn) Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ heo (lợn) nhiễm bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi. Virus dịch tả heo (lợn) Châu phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thường: ở trong thịt heo (lợn) sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 560C tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 600C trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 400C được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 390C được 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày.

Cau truc virus

Đường lây truyền bệnh dịch tả heo (lợn) châu Phi?

Virus dịch tả heo (lợn) Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa ở heo, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn thừa chứa thịt heo (lợn) nhiễm bệnh.

con duong lay

Bệnh dịch tả heo (lợn) không có khả năng lây lan sang người, tuy nhiên có thể thấy con người là một trong những tác nhân phát tán loại virus này.

Triệu chứng bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi

Thông thường virus này sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 15 ngày, thể cấp tính có thời gian ngắn hơn, trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Bệnh dịch tả heo châu Phi có 2 thể:

  1. Thể quá cấp tính

Heo (lợn) mắc bệnh ở giai đoạn này thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nằm ủ rũ, sốt cao và chết nhanh chóng.

Thể cấp tính

  • Heo (lợn) sốt cao kéo dài với nhiệt độ dao động trong khoảng 40,5 đến 43 độ C.
  • Khi mới nhiễm bệnh ở 2 đến 3 ngày đầu, heo (lợn) thường chán ăn, không vận động, có xu hướng thích nằm gần nước.
  • Da heo (lợn) bắt đầu có xu hướng chuyển màu từ trắng sang đỏ tại các vùng tai, đuôi, cẳng chân,… Phần da tại ngực và bụng có thể chuyển sang màu xanh tím.
  • Trước khi chết từ 1 đến 2 ngày, heo (lợn) có những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, đi lại không vững, hơi thở gấp gáp, mũi tiết dịch kèm máu, nôn mửa, táo bón,…
  • bieu hieen heo benh

Trong trường hợp heo (lợn) có khả năng khỏi bệnh hoặc không có triệu chứng lâm sàng thì chúng có khả năng nhiễm loại Virus này cả đời và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

  1. Thể á cấp

  • Heo (lợn) thường không sốt hoặc sốt nhẹ, có dấu hiệu chán ăn, giảm cân, khó thở.
  • Heo (lợn) bước đi khó khăn, có thể bị viêm khớp và nguy cơ sảy thai cao nếu đang mang thai.
  • Tỉ lệ heo (lợn) chết ở thể á cấp là 30 – 70% sau khoảng 15 đến 45 ngày nhiễm bệnh.

Biện pháp ngăn ngừa Bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi

Qua đó có thể thấy, dịch tả heo (lợn) Châu Phi gây thiệt hại cực kỳ lớn cho người chăn nuôi. Tỉ lệ heo bệnh chết hầu như là 100%. Vì vậy việc phòng ngừa là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Có một số biện pháp phòng ngừa phổ biến như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, sát trùng chuồng trại, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ giết mổ heo (lợn) tại các cơ sở chăn nuôi, buôn bán.
  • Tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, tạo môi trường sống tốt giúp tăng sức đề kháng cho đàn heo (lợn).
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho heo (lợn) như: Dịch tả heo (lợn) cổ điển, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đóng dấu heo (lợn),…
  • Người thực hiện chăn nuôi heo (lợn) nên vệ sinh, khử khuẩn cá nhân sạch sẽ, bảo hộ.
  • Cần trang bị hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt chuẩn theo các yêu cầu hiện hành.
  • Khi phát hiện heo (lợn) nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng thực hiện cách ly, kiểm tra, xử lý.
  • Nên có phương pháp phù hợp để xua đuổi, tiêu diệt các sinh vật lây truyền trung gian có khả năng phát tán mầm bệnh như: ruồi, muỗi, kiến,…
  • Tuyệt đối không mua, giết mổ và sử dụng heo (lợn) chưa có kiểm chứng hoặc không xác định được nguồn gốc xuất xứ.
  • Thực hiện tái đàn sau dịch bệnh cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong việc nhập giống, vệ sinh chuồng trại,…
  • Khi có nhu cầu nhập heo (lợn) giống cần chọn những con có nguồn gốc, khỏe mạnh. Heo (lợn) nhập tại các khu vực ngoại tỉnh cần có giấy kiểm dịch. Đồng thời, nên nuôi cách ly 2 tháng trước khi thực hiện tái đàn.

phong dich

Khi có dịch bệnh xuất hiện, cần làm gì?

  • Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã phường, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện heo (lợn), các sản phẩm heo (lợn) nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.
  • Tiêu hủy đàn heo (lợn) nhiễm bệnh và các đàn heo (lợn) xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .
  • Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.
  • Không sử dụng heo (lợn) bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi (Heo (lợn) chết, phải thiêu hủy).
  • Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật Thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt phải dừng việc vận chuyển heo (lợn), sản phẩm của heo (lợn), kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có heo (lợn), sản phẩm heo (lợn) được xác định dương tính với bệnh Dịch tả heo (lợn) Châu Phi.

Biện pháp phòng ngừa dịch tả châu Phi

Qua phân tích các biện pháp phòng chống dịch tả châu Phi (ASF), có thể thấy việc tối ưu hóa sức khỏe đàn heo và tăng cường hệ miễn dịch đóng vai trò trung tâm. Để đạt được điều này, môi trường chăn nuôi cần được cải thiện toàn diện, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng như khí độc, vi sinh vật gây bệnh, và chất thải tồn đọng. Với dịch tả châu Phi thì phòng nhiễm là bước quan trọng nhất.

Và một trong các giải pháp đó là giải pháp ứng dụng Organic Carbon, sản phẩm giúp cải tạo môi trường sống và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Organic Carbon một giải pháp phòng bệnh dịch tả heo châu Phi

Organic Carbon là một vật liệu mới có nguồn gốc từ Nhật Bản, được tạo ra bằng phương pháp chế biến xenlulo ở cấp độ nguyên tử thông qua quy trình sản xuất đặc biệt. Đây là một vật liệu không tồn tại trong tự nhiên mà được tổng hợp hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại. Organic Carbon có khả năng hấp thụ Ion cực kỳ tốt, là thể thù hình hoạt động mạnh của nguyên tố Carbon. Nhờ đó, Vật liệu Organic Carbon dễ dàng hấp dẫn các vật chất khác, đồng thời nhanh chóng phân giải và hoai mục chất thải cũng như các khí độc trong môi trường sống.

 

Carbon hữu cơ hấp thụ và phân giải các khí như H2S, NH3,…

Hiệu Quả Vượt Trội Trong Chăn Nuôi

Khi ứng dụng Organic Carbon, các tác động tích cực bao gồm:

  • Xử lý khí độc: Vật liệu này triệt tiêu hiệu quả NH₃, H₂S – nguyên nhân gây suy giảm hô hấp, bỏ ăn, và giảm tăng trọng ở heo. Đặc biệt tại các trang trại quy mô lớn, nơi chất thải tập trung cao, Organic Carbon giúp cân bằng và duy trì môi trường sống trong lành, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của heo. 

 

  • 56
  • Kiểm soát côn trùng và mầm bệnh: Khả năng phân hủy chất thải nhanh chóng làm giảm nguồn thức ăn của ruồi, nhặng, đồng thời tạo ra môi trường ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa.

  • Nâng cao năng suất: Môi trường sống sạch giúp heo phát triển đồng đều, giảm tỷ lệ bệnh tật và rút ngắn thời gian xuất chuồng.

Nội dung bài viết được JVSF tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhằm cung cấp góc nhìn toàn diện về dịch tả châu Phi và giải pháp phòng ngừa chủ động.

JVSF mong muốn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp khoa học như Organic Carbon để:

  • Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, bảo vệ đầu tư dài hạn.

  • Hướng tới nền chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.

Với phương châm “Phòng bệnh là nền tảng của thành công”, JVSF tin rằng việc kết hợp công nghệ tiên tiến và quản lý chặt chẽ sẽ giúp kiểm soát ASF hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho ngành chăn nuôi.

Nguồn: Tổng hợp bởi JVSF từ tài liệu chuyên ngành, dữ liệu truyền thông và nghiên cứu thực tiễn.

Chia sẻ

DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

Bec phun Mua hoat dong
Giải Pháp Xử Lý Mùi Hiệu Quả Cho Trang Trại Bò Sữa CNC
14/04/2025
Picture2gg
Xử Lý Môi Trường Bể Nước Thải – Nhà Máy Chế Biến Thực Phẩm, Bến Lức – Long An
11/04/2025
NEMA1 UNG DUNG HE THONG XLNT NHA MAY
Giải Pháp Organic Carbon Cho Khu Xử Lý Nước Thải _Nhà Máy Chế Biến Sữa, Trường Thọ – Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
11/04/2025
Trai ga chu Thuan Long An
Xử lý môi trường hiệu quả cho trại gà 8.000 con tại Long An – Giải pháp thực tiễn từ JVSF
09/04/2025
Trai Vit San Ha Ho thong su dung NEMA1 tu dong
Giải pháp môi trường trang trại vịt San Hà_Long An
09/04/2025
Trai heo Tay Hoa He thong phun trong chuong nuoi 2
Xử lý môi trường trang trại heo Tây Hòa- Phú Yên
09/04/2025
Trang trai heo Anh Sang He thong phuntrai heo cai sua
Xử lý môi trường trang trại heo anh Sáng – Quảng Ngãi
07/04/2025
Trai heo IDP He thong phun 2
Xử lý môi trường trại heo I.D.P_Phú Yên
07/04/2025
Trai heo Vissan He thong phun 2
Xử lý môi trường trang trại heo Vissan_Bình Thuận
07/04/2025
Trai heo Na Ri 4
Xử lý môi trường trang trại heo nái NA Rì _Bắc Cạn
07/04/2025
Trai vit LA
ỨNG DỤNG CARBON HỮU CƠ TRONG XỬ LÝ MÙI HÔI TRANG TRẠI VỊT TẠI THẠNH HÓA, LONG AN
20/02/2023
VNM HA TINH
CÔNG NGHỆ CARBON HỮU CƠ XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ MÙI HÔI TRONG CHĂN NUÔI TẠI TRANG TRẠI BÒ SỮA HÀ TĨNH
23/11/2022
PHC TTC
GIẢI PHÁP XỬ LÝ TĂNG CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ TẠI TTC
16/11/2022

SẢN PHẨM HOT

Previous
Next

Bài viết liên quan

Giải Pháp Xử Lý Mùi Hiệu Quả Cho Trang Trại Bò Sữa CNC

Giải Pháp Xử Lý Mùi Hiệu Quả Cho Trang Trại Bò Sữa CNC 1. Thực Trạng Môi Trường Tại Trang Trại Quy mô trang trại: 3.000 con (bao gồm bò sữa, bò tơ, bê). Khu vực lân cận: Khu dân cư đông đúc bao quanh phía Đông, Đông Nam, Đông

Phone
WhatsApp
Messenger
Zalo
Messenger
WhatsApp
Phone
Zalo