Các nội dung chính trong bài viết
ToggleChăn nuôi nông hộ, gia đình
Chăn nuôi nông hộ không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu mà còn là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất của mô hình này là vấn đề mùi hôi từ chất thải chăn nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Việc xử lý mùi hôi không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Nguyên nhân gây mùi hôi trong chăn nuôi nông hộ, hộ gia đình
Mùi hôi trong chăn nuôi bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm:
Phân và nước tiểu của vật nuôi
Phân và nước tiểu chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, đặc biệt là amoniac (NH₃) và hydro sunfua (H₂S).
Các hợp chất này có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí trong và xung quanh chuồng trại.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ
Khi phân và nước thải tích tụ, vi khuẩn và vi sinh vật bắt đầu phân hủy các chất hữu cơ.
Quá trình này sinh ra các khí độc hại như metan (CH₄), amoniac (NH₃), và hydro sunfua (H₂S), làm gia tăng mùi hôi và gây ô nhiễm môi trường
Hệ thống vệ sinh kém
Chuồng trại không được vệ sinh thường xuyên dẫn đến tích tụ chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Sàn chuồng, máng ăn, máng uống không được làm sạch định kỳ cũng góp phần làm tăng mùi hôi và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hệ thống thông gió và thoát nước không hiệu quả
Chuồng trại thiếu hệ thống thông gió tốt sẽ khiến khí độc tích tụ, làm tăng mùi hôi.
Hệ thống thoát nước kém khiến nước thải đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
Thức ăn thừa và chất độn chuồng
Thức ăn thừa không được dọn dẹp kịp thời sẽ bị phân hủy, gây ra mùi hôi.
Chất độn chuồng (như rơm rạ, mùn cưa) nếu không được thay thế thường xuyên cũng sẽ bị ẩm mốc và tạo mùi khó chịu.
Các biện pháp kiểm soát muồi hôi chăn nuôi heo nông hộ, hộ gia đình
Xử lý mùi hôi trong chuồng nuôi
Sử dụng Carbon hữu cơ NEMA1
Các sản phẩm như Carbon hữu cơ Nema1 (Organic Carbon Nhật Bản) đã được chứng minh hiệu quả trong việc xử lý mùi hôi. Chúng có khả năng:
Phân hủy nhanh các khí độc như NH₃ và H₂S, cải thiện chất lượng không khí trong chuồng trại.
Hỗ trợ vi sinh vật có lợi phát triển, thúc đẩy quá trình phân hủy chất thải hữu cơ thành phân bón chất lượng cao.
Xua đuổi ruồi nhặng, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Sử dụng Vi sinh
Các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm vi sinh giúp phân hủy nhanh phân và nước tiểu của vật nuôi, giảm thiểu sự phát sinh các khí độc hại như amoniac (NH₃) và hydro sunfua (H₂S).
Tuy nhiên để có hiệu quả tốt cần tìm hiểu hiểu về chủng vi sinh, và các điều kiện để vi sinh phát triển
-> Xem phần so sánh Carbon hữu cơ và Vi sinh cuối bài viết
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên
Thu gom và xử lý chất thải hàng ngày để tránh tích tụ mùi hôi.
Vệ sinh sàn chuồng, máng ăn, máng uống định kỳ để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Sử dụng đệm lót sinh học để hấp thụ chất thải, giảm mùi hôi một cách tự nhiên.
Ủ phân hữu cơ đúng cách
Ủ phân không chỉ giúp xử lý mùi mà còn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao. Quy trình ủ phân hiệu quả bao gồm:
Pha chế phẩm xử lý mùi với nước và phun đều lên phân trước khi ủ.
Thời gian ủ từ 30 – 45 ngày để đảm bảo phân được phân hủy hoàn toàn, không gây mùi khó chịu.
Cải thiện hệ thống thông gió và thoát nước
Thiết kế chuồng trại có hệ thống thông gió tốt để giảm thiểu sự tích tụ khí độc.
Xử lý nước thải thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
So sánh Nema1 và chế phẩm vi sinh trong xử lý mùi chăn nuôi
Bảng so sánh là tổng hợp các yếu tố giữa 2 ứng dụng mà kỹ sư chăn nuôi JVSF tổng hợp, khách hàng tham khảo thêm.
Yếu tố | Carbon hữu cơ NEMA 1 | VI SINH |
Cơ chế xử lý | Hạt carbon nguyên tử sẽ xâm nhập với các phân tử hữu cơ, đại phân tử của chất thải và phân giải. | Một chủng vi sinh chỉ ăn một số loại chất thải nhất định, do vậy cần phải phối hợp một số chủng khác nhau để xử lý. |
Hiệu quả | Giảm mùi ngay lập tức. Hiệu quả xử lý mùi triệt để (90% NH3 và 80% tổng mùi) | Cần nuôi cấy, đảm bảo điều kiện để vi sinh phát triển đủ lượng. Hiệu quả xử lý mùi thông thường 60%. |
Khả năng ứng dụng | Dễ dàng, không cần điều kiện đặc biệt về không gian, môi trường hay nhiệt độ. Khi điều chỉnh khối lượng chất thải hoặc cần tăng hiệu quả xử lý đơn giản chỉ cần tăng/giảm liều lượng hoặc tần suất phun. Khi pha có thể sử dụng nhiều lần, không ảnh hưởng đến hiệu quả. | Cần đáp ứng và duy trì điều kiện thuận lợi cho vi sinh. Điều chỉnh khối lượng chất thải ảnh hưởng đến vi sinh rất nhiều. Tăng hiệu quả cần xử lý mùi khó, có thể phải thay đổi chủng vi sinh Khi pha dung dịch vi sinh cần pha đúng tỉ lệ, nếu dư sẽ gây lãng phí vì pha để lâu sẽ giảm chất lượng vi sinh. |
Chi phí sử dụng | Chi phí tiết kiệm so với hiệu quả mang lại. | Tùy theo chủng vi sinh. Nhưng muốn đạt hiệu quả tương đối cao thì chi phí cũng cao |
Kết Luận | Nema1 rất phù hợp sử dụng cho chăn nuôi nông hộ vì dễ dàng sử dụng, phù hợp với nhiều loại môi trường và quy mô chăn nuôi, chi phí và hiệu quả rất tốt. | Sử dụng vi sinh khách hàng nên tiềm hiểu kỹ về yêu cầu kỹ thuật, loại chủng vi sinh và có phương án sử dụng hiệu quả, phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi. |